TARANTINO VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẠO DIỄN “SHOWBIZ” NỔI BẬT NHẤT CỦA THẾ HỆ MÌNH
PHẦN 1: CÁI TÊN NỔI BẬT NHẤT CỦA THẬP KỶ 90
1. Cuối mùa xuân năm 1992, Quentin Tarantino và Roger Ebert (nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ) có một cuộc hẹn ăn trưa trên bờ biển Côte d'Azur nước Pháp. Đạo diễn 29 tuổi đã mang đến LHP Cannes năm ấy tác phẩm đầu tay của mình “Reservoir Dogs” - bộ phim tội phạm pha trộn giữa bạo lực đẫm máu và các bài hát của Madonna. “Reservoir Dogs” đã tạo nên cơn sốt nhất định tại Cannes nhưng vì phim không được phát hành rộng rãi tại các rạp ở Mỹ ngay sau đó nên Tarantino vẫn chưa thoát khỏi cái mác một nhà làm phim độc lập. Hay nói như lời Ebert là một gã “sẵn lòng ngồi ngoài biển và ăn spaghetti”. Bữa ăn đấy thì Ebert cũng là người trả tiền.
Chỉ hai năm sau thì hai người lại gặp nhau ở Cannes. Nhưng lần này thì tầng trên cùng một khách sạn cao cấp đã được dành riêng cho Tarantino và spaghetti được thay thế bằng tôm hùm. “Reservoir Dogs” đã trở thành cú hit cả trong và ngoài nước Mỹ và Tarantino tiếp tục mang đến Cannes tác phẩm tiếp theo của mình là “Pulp Fiction”. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bên bàn cà phê của Ebert và Tarantino liên tục bị gián đoạn bởi máy quay truyền hình, nhà báo và tiếng gõ cửa “rầm rầm” của vài fan hâm mộ cuồng nhiệt. Nhưng, qua những lời Ebert nhận xét thì Tarantino “dường như chẳng quan tâm đến những ồn ào xung quanh mình”.
Đó là khi mà sự nghiệp của Tarantino bắt đầu có những bước tiến dài và vững chắc, đưa ông từ một nhân viên của cửa hàng băng đĩa thành đạo diễn hạng A tại Hollywood. Khi “Pulp Fiction” ra rạp vào mùa thu năm 1994, nó có thể được marketing theo rất nhiều cách: là sự trở lại ngoạn mục của John Travolta; là tác phẩm được giới chuyên gia khen ngợi nhiệt liệt; là bộ phim có thể khiến bạn ngất xỉu ngay tại rạp (thực sự đã có người ngất tại buổi công chiếu “Pulp Fiction” ở LHP New York năm 1994). Nhưng Miramax đã tập trung quảng bá “Pulp Fiction” là “một bộ phim của Quentin Tarantino”.
Sự yêu mến cuồng nhiệt dành cho Tarantino đã khiến giới chuyên môn so sánh ông với Orson Welles, người đã làm nên kiệt tác “Citizen Kane” khi chưa bước sang tuổi 30 và cuối cùng trở thành một trong những đạo diễn vang danh nhất thế kỷ XX. Những đạo diễn này được sinh viên các trường điện ảnh tôn thờ, luôn xuất hiện trên các talk-show và là ngôi sao thực thụ trong mắt giới truyền thông. Đến giữa thập kỷ 1980, Steven Spielberg đã nổi tiếng đến mức được lên bìa tạp chí Time và Rolling Stone trong cùng một năm.
Nhưng sự nổi tiếng mà Tarantino đạt được mạnh mẽ, cuồng nhiệt và nhanh chóng hơn tất cả những đạo diễn tiền bối và cả hậu bối sau này. Từ giữa đến cuối những năm 1990, ông đã trở thành người dẫn chương trình của show Saturday Night Live (show truyền hình rất nổi tiếng của Mỹ, mỗi tập sẽ có một người dẫn chương trình khách mời là một nhân vật nổi tiếng) và diễn chính một vở kịch tại Broadway. Nirvana gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tarantino trong album cuối cùng của họ “In Utero” còn đài NBC thì mời ông đạo diễn một tập phim của serie “ER”, bộ phim truyền hình đáng chú ý nhất ở thời điểm ấy. Mỗi khi Tarantino bước chân ra đường, cảnh tượng thường thấy sẽ là hàng đống fan hâm mộ vây lấy ông. Tarantino từng nói: “Trở thành người nổi tiếng rất là ngầu. Tôi cứ bước vào bất kỳ quán bar nào và vài phút sau, những cô gái đã ngồi xung quanh tôi”.
Ngay cả khi Tarantino có nghỉ ngơi một chút thì ảnh hưởng của ông vẫn được khắc sâu vào văn hóa đại chúng thường ngày. Các tác phẩm của ông liên tục được những nhà làm phim khác học hỏi, nhắc đến. Các cửa hiệu cho thuê băng đĩa thường có riêng một kệ tên là “Thể loại: Tarantino” để gọi tên những bộ phim về thế giới tội phạm, súng ống đi kèm với các đặc điểm của văn hóa đại chúng và những nhân vật “cool ngầu”. Chính Tarantino cũng phải thừa nhận: “Tên tôi đã trở thành một tính từ sớm hơn là tôi nghĩ”.
Mùa hè năm 1995, xã hội Mỹ đã trở nên cuồng nhiệt với Tarantino đến mức Ebert và Gene Siskel (cũng là một nhà bình luận phim nổi tiếng của Mỹ) đã dành riêng một tập của “At The Movies” (chương trình truyền hình chuyên về bình luận phim do Ebert và Siskel dẫn chương trình) chỉ để bình luận về Tarantino. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng Tarantino và đặc biệt là “Pulp Fiction” sẽ còn mãi được ghi nhớ trong tâm trí người xem phim như thế nào. Tại thời điểm ấy thì “Pulp Fiction” đã ra rạp toàn nước Mỹ được 8 tháng, thu về hơn 100 triệu USD riêng tại Mỹ và giúp Tarantino giành tượng vàng Oscars đầu tiên.
Tuy nhiên, trong tập “At The Movies” ấy, Siskel vẫn phải đặt ra câu hỏi rằng: liệu Tarantino sẽ tạo nên một làn sóng mới hay chỉ đơn thuần là “tay chơi một mùa” mà thôi. Câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ đã rõ ràng với mỗi chúng ta. Trong vài năm sau đó, Tarantino là đạo diễn được hâm mộ nhất, được tìm kiếm nhiều nhất, được gọi tên nhiều nhất trên thế giới. Đó có thể là bất ngờ với ai nhưng không phải với Tarantino. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1997 khi vừa mới mua lại một căn biệt thự Hollywood từ ngôi sao ca nhạc Richard Marx, Tarantino nói: “Tôi luôn tin rằng mình sẽ nổi tiếng. Tôi chỉ không nghĩ rằng nó sẽ đến chỉ sau hai bộ phim mà thôi”.
2. Những thành công của Tarantino trong thập kỷ 1990 đến từ ba bộ phim mà ông trực tiếp đạo diễn là “Reservoir Dogs”, “Pulp Fiction” và “Jackie Brown”. Đồng thời ông cũng đạo diễn một phần nhỏ trong phim “Four Rooms” và viết kịch bản cho ba bộ phim nổi tiếng khác: “True Romance”; “Natural Born Killers” và “From Dusk Till Dawn”.
Kịch bản của Tarantino thường có những điểm chung nhỏ như nhãn hiệu Big Kahuna Burger được sử dụng trong nhiều bộ phim, dẫn đến các fan hâm mộ đã gọi thế giới phim của ông là “vũ trụ Tarantino”. Trung tâm của cái vũ trụ đó chính là đạo diễn của chúng ta, một gã tự tin, nói nhiều với những câu nói không kém phần “cool ngầu” so với các nhân vật trong phim của mình. Ngay sau khi “Pulp Fiction” công chiếu tại Anh, đài BBC đã phát sóng trực tiếp một chương trình trò chuyện có tên “Quentin Tarantino: Hollywood’s Boy Wonder”. Suốt một tiếng đồng hồ, Tarantino thao thao bất tuyệt câu chuyện rằng: ông đã nuôi dưỡng tình yêu với phim từ bé như thế nào; làm việc tại cửa hàng cho thuê băng đĩa ra sao; mòn mỏi chứng kiến những kịch bản phim của mình chết dần trước khi huy động được hơn 1 triệu USD để làm “Reservoir Dogs”.
Đó quả thực là một câu chuyện thú vị về thành công của một nhà làm phim độc lập. Nhưng cùng thời điểm ấy, cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị khác như Robert Townsend phải tiêu cạn cả chục cái thẻ tín dụng để sản xuất phim “Hollywood Shuffle” hay Robert Rodriguez chấp nhận làm “chuột bạch” đi thử nghiệm thuốc y tế để lấy tiền làm “El Mariachi”. Vậy điều gì đã khiến Tarantino trở nên khác biệt (bên cạnh việc ông là người da trắng nên được truyền thông “cưng chiều” hơn hẳn)? Đó là sự yêu thích cuồng nhiệt với những gì mình làm. Tại một talkshow với người dẫn chương trình Jon Stewart, Tarantino đã diễn lại cảnh Mr. Blonde nhảy múa trước khi cắt tai viên cảnh sát trong “Reservoir Dogs”. Trong một talkshow khác với David Letterman, ông không ngần ngại đứng lên và “trình diễn” điệu múa của chú mèo trong phim hoạt hình “The Aristocats” đã “tạo cảm hứng” cho điệu nhảy của Mia Wallace trong “Pulp Fiction”. Và ở chương trình trò chuyện của đài BBC nêu trên, Tarantino đã bất ngờ tự phân tích một cảnh trong phim “Casualties of War” của đạo diễn Brian De Palma (Tarantino rất hiểu các chương trình truyền hình cần gì nên ông biết cách làm sao để sự hiện diện của mình trên truyền hình sẽ đáng nhớ nhất).
Các cuộc phỏng vấn với Tarantino đều rất hấp dẫn. Dù đang đưa ra quan điểm nhưng Tarantino luôn kết thúc câu nói của mình bằng hai từ “đúng không?”, như thể rằng ông đang đọc một tiên đề đã được xác nhận. Sự hiểu biết và ưa nói của Tarantino khiến ông được nhìn nhận như một nhà bình luận phim nồng nhiệt. Từ French New Wave đến John Woo đến Howard Hawks, chủ đề gì Tarantino cũng có thể say sưa nói được. Trong một bài phỏng vấn với Vanity Fair năm 1994, Tarantino đã hài hước kể: “Khi cảm thấy thích thú một cô gái nào đó, tôi sẽ cho cô ta xem phim ‘Rio Bravo’ (“Rio Bravo” là phim nổi tiếng của đạo diễn Howard Hawks). Và chết tiệt, cô ấy phải thích nó không thì tôi cũng chẳng còn ham muốn gì với cô ấy luôn”.
Nhưng Tarantino không chỉ đắm chìm với những phim kinh điển. Những khía cạnh khác của văn hóa đại chúng cũng được ông quan tâm. Tarantino đã từng khen ngợi những bộ truyền hình không mấy được đánh giá cao về chất lượng như “Baywatch” hay “Perfect”, ông cũng thích truyện tranh Marvel, trước khi nó trở thành thương hiệu tỷ USD như hiện giờ. Khi dẫn Saturday Night Live, Tarantino đã biểu diễn lại khoảnh khắc mà ông gọi là đáng nhớ nhất lịch sử truyền hình: cảnh một nhân vật trình diễn rock ’n’ roll trong một tập của “Bewitched”.
Với những “mọt sách” ở độ tuổi ngoài 20, sự “mọt sách” và dị thường gấp bội của Tarantino trở nên vô cùng gần gũi và đáng ngưỡng mộ. Tarantino giống như một người anh lớn “cool ngầu”, sẵn sàng cho bạn thức khuya để xem “Salem’s Lot” (Phim truyền hình kinh dị dựa trên tác phẩm của nhà văn Stephen King) rồi còn dành thời gian tranh luận với bạn xem bộ phim hay dở ra sao.
Một lý do khác khiến Tarantino nổi trội hơn các đạo diễn cùng thời kỳ là việc ông không ngần ngại “chỉ mặt đặt tên” những đồng nghiệp khác. Ngay từ một bài phỏng vấn trên LA Weekly vào năm 1992, Tarantino đã tỏ ra vô cùng “hung hăng”: “Nếu cứ làm những bộ phim nghệ thuật với kinh phí 1, 2 triệu USD trong 10 năm liền, thứ duy nhất bạn đạt được chính là cái lòng tự trọng to tổ bố của bạn. Tôi không quen chỉ trích nhưng sau khi xem ‘Twin Peaks: Fire Walk With Me’ tại Cannes (“Twin Peaks: Fire Walk With Me” là một phim của đạo diễn David Lynch), tôi nhận ra rõ ràng rằng David Lynch đã lại chui vào trong hang ‘tự sướng’. Tôi chẳng còn hứng thú nào để xem phim mới của David Lynch nếu như nó không có thay đổi gì đáng kể”. Những đạo diễn nổi tiếng khác như Gus Van Sant, Nicolas Roeg và Oliver Stone cũng từng là đối tượng của những câu nói “đanh đá” đến từ Tarantino (Oliver Stone là đạo diễn của “Natural Born Killers” - bộ phim mà Tarantino viết kịch bản. Stone đã thay đổi khá nhiều nguyên tác khiến cho Tarantino rất căm ghét bộ phim này). Và đương nhiên còn cả mâu thuẫn dài kỳ với Spike Lee về việc sử dụng những từ ngữ xúc phạm chủng tộc trong phim của Tarantino.
Các đạo diễn thời cổ điển của Hollywood thường không chỉ trích đồng nghiệp của mình cho đến khi họ đã ra đi hoặc ít nhất cho đến khi họ đã rời khỏi Los Angeles. Ngay đến những năm 80, khi các tạp chí phim như “Premiere” hay “Movieline” đã trao cho các đạo diễn cơ hội bày tỏ quan điểm mạnh mẽ thì gần như tất cả vẫn lịch sự với đồng nghiệp. Còn Tarantino thì chẳng quan tâm đến những thứ này. Và dù Tarantino có buộc phải quan tâm đi nữa thì có những thời điểm, ông trở nên quyền lực đến mức không ai dám “bật” lại.
Những fan hâm mộ trung thành của Tarantino vào thập niên 90, đặc biệt là trên mạng, luôn bàn luận và đặt ra những câu hỏi về Tarantino và rộng hơn là vũ trụ Tarantino: Tarantino có đạo diễn “Titanic” không? (trước khi phim bấm máy, từng có tin đồn là Tarantino sẽ đạo diễn “Titanic” thay vì James Cameron) Trong chiếc vali của Marsellus Wallace có gì? Và câu hỏi thường xuyên nhất: Bây giờ Tarantino đã trở thành người nổi tiếng, liệu ông ấy sẽ làm gì tiếp theo?
Bài viết gốc được đăng tải trên The Ringer vào tháng 7 năm nay, thời điểm Once Upon a Time..in Hollywood công chiếu ở Mỹ. Bài dịch được thực hiện bởi Vũ trụ Tarantino, được chia làm hai phần nhỏ vì độ dài và lượng thông tin quá lớn được truyền tải.
el mariachi 1992 在 喬靖夫 刀筆志 Facebook 的最佳貼文
【想到就去做】
假如現在給你7000美金(5萬幾港幣),要你拍出一套超過80分鐘的故事長片,雖然有點難,還是有可能做到。
但如果要拍的是動作槍戰片呢?大概多數人都會耍手擰頭。
再假如,是要回去二十幾年前,沒有數碼拍攝的時代,拍菲林片?7000美元?很多人會說,痴線。
1992年,還在大學讀電影的洛迪格斯(Robert Rodriguez),就完成了這麼瘋狂的一件事,拍出《El Mariachi》這套奇片。
出身德州奧斯丁的洛迪格斯完全是個實戰派,從小就拿家裡的攝錄機和錄影機拍片剪片「練功」,之後進大學讀電影也不是靠讀書成績,而是用短片作品打動教授。
他在讀編劇課時,老師說新人寫第一個劇本最好丟掉它,第二個才會真正見得人。但他想,與其丟掉,何不把它拍出來?
當時西班牙語的錄音帶影片市場,需求量大但質素要求甚低,洛迪格斯就想到不如用最少成本拍套「見得下人」的戲在那邊賣出(反正都只是在拉美地區被人租看,就算拍得很爛,在美國也沒人看到),收回來的錢再拍下一套……如是者到畢業時,人家履歷空空,他卻已有幾套戲的導演資歷在手,出來影圈找工作將會快人一步。
想到就做,是很多成功者的特質。
為了湊夠拍《El Mariachi》的錢,洛迪格斯不惜去做新藥試驗的研究對象,要在醫院禁閉式住一個月(片中演毒梟那個大奸角演員就是當時認識的),順便閉關寫劇本。
買菲林的錢就用掉了一半資金,洛迪格斯拍這戲,不管甚麼都以「不花錢」為最高原則:主角是自己的同學加拉度(Carlos Gallardo),拍攝地點是加拉度在墨西哥的小鎮家鄉,甚麼都可以「拍膊頭」;各演員不是朋友的朋友就是臨時就地拉伕,用醫院借的輪椅模擬推軌鏡頭,道具機關槍射不到連發就用剪接製造效果。
攝影機、錄音器材等當然都是全部借的。為了深夜借用學校剪片室,要忍住八個鐘頭不上廁所。
不惜任何方法,為了完成一件作品。面對問題,沒錢,就用思考和堅忍去解決。
結果在Sundance電影節拿獎,一鳴驚人;獲哥倫比亞公司看中簽約,電影重新後製公映發行,之後再衍生兩套續集。一個遠在德州的小子,一躍進入荷里活,變成與塔倫天奴稱兄道弟的名導演,這些都是美麗的後話。
沒有最初的創作狂熱,就沒有這一切。
此片在今屆「溝電影節」難得上映,雖然我以前看影碟已經不下十次八次,都準備再去大銀幕重溫(當年香港電影節錯過了)。
相關放映資訊:
https://m.facebook.com/2203320026605248/posts/2211038122500105/
此外洛迪格斯拍攝此片的手記《Rebel Without A Crew》,我認為是每個有志創作者必讀的書,誠意推介!
#ElMariachi #結他殺手 #世事無絕對 #RobertRodriguez
el mariachi 1992 在 El Mariachi (1992) - HD Trailer - YouTube 的必吃
El Mariachi (1992) - HD Trailer · RobertRodriguezFans. Info. Shopping. Tap to unmute. If playback doesn't begin shortly, try restarting your device. ... <看更多>
el mariachi 1992 在 El Mariachi 1992 的必吃
El Mariachi 1992 · Page · Movie Character · Not yet rated (0 Reviews). ... <看更多>